Tin nhanh

Áp xe hậu môn

Áp xe hậu môn trực tràng: Phân loại và cách xử trí | Vinmec

Áp xe hậu môn là tình trạng mưng mủ ở gần khu vực hậu môn. Phần lớn áp xe hậu môn là kết quả của nhiễm trùng từ những tuyến hậu môn nhỏ. Bệnh có thể gặp ở bất cứ ai trong độ tuổi nào, ngay cả với trẻ sơ sinh.

Loại áp-xe hậu môn phổ biến nhất là áp xe quanh hậu môn. Áp xe quanh hậu môn là tình trạng xuất hiện mủ ở các khoang hoặc lỗ nhỏ trong trực tràng khi bị nhiễm trùng (Trực tràng là phần cuối cùng của ruột già và là nơi phân được trữ trước khi được thải ra ngoài qua ống hậu môn và hậu môn). 

Vì sao áp xe hậu môn khó điều trị dứt điểm

Áp xe hậu môn gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vì thế, nhiều người đã tiến hành điều trị tuy nhiên bệnh vẫn tái phát trở lại, khiến người bệnh không tránh khỏi hoang mang và lo lắng. Áp xe hậu môn tái phát là do:

  • Dùng thuốc kháng sinh chưa đủ mạnh: thuốc kháng sinh chưa đủ mạnh sẽ không tiêu diệt được vi trùng gây bệnh, nên các mầm bệnh này vẫn tiếp tục phát triển và tạo nên ổ áp xe mới;
  • Điều trị bệnh bằng bài thuốc dân: Điều trị bệnh bằng các bài thuốc dân gian thường lành tính nhưng thời gian hiệu quả lâu, nên nhiều người bệnh chưa khỏi hoàn toàn đã ngưng sử dụng, làm cho các vi khuẩn có cơ hội phát triển trở lại và gây ra viêm nhiễm, tạo nên các ổ áp xe, gọi là áp xe tái phát;
  • Chưa đúng quy trình hoặc phương pháp phẫu thuật áp xe: Chưa nạo vét hết ổ áp xe, dịch mủ còn sót đọng lại tại nơi có vết mổ, làm cho tổn thương không thể lành;
  • Hệ miễn dịch của người bệnh kém, mất khả năng chống lại các vi khuẩn gây bệnh.

 

Nguyên nhân bệnh Áp xe hậu môn

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến áp xe hậu môn:

  • Nhiễm trùng từ vết nứt hậu môn (vết rách nhỏ trên da của ống hậu môn);
  • Các bệnh lây truyền qua đường tình dục;
  • Tuyến hậu môn bị viêm tắc.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh áp xe hậu môn:

  • Viêm đại tràng;
  • Viêm ruột như bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng;
  • Tiểu đường;
  • Viêm túi thừa;
  • Viêm vùng chậu;
  • Nhiễm qua đường tình dục (quan hệ tình dục qua hậu môn)

Triệu chứng bệnh Áp xe hậu môn

Triệu chứng phổ biến nhất của áp-xe hậu môn là tình trạng đau nhói ở hậu môn, đặc biệt là khi ngồi xuống (phần hậu môn tiếp xúc với bề mặt khác). Sau đó vài ngày có thể xuất hiện một khối sưng đau ở cạnh hậu môn. Chỗ đau có thể có màu đỏ và khi chạm vào thấy nóng. Các dấu hiệu khác như kích thích hậu môn, chảy mủ và táo bón.

Phần lớn bệnh nhân có thể bị sốt, ớn lạnh hoặc khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, Khi ổn áp xe nằm ở sâu thì chỉ có biểu hết duy nhất là sốt. Chính vì vậy, rất khó để phát hiện chính xác bệnh qua cách thông thường, nên khi thấy có biểu hiện như trên hay một số triệu chứng khác không được đề cập trên đây, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ ngay để được thăm khám và tư vấn kịp thời.

Áp xe hậu môn

Phòng ngừa bệnh Áp xe hậu môn

Nếu được điều trị và chăm sóc phù hợp, người bệnh sẽ hoàn toàn được hồi phục trong một thời gian ngắn;

  • Có chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh;
  • Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, khô thoáng tốt nhất rửa bằng nước;
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục;

Các biện pháp điều trị bệnh Áp xe hậu môn

Khi khối mủ vùng hậu môn vỡ, người bệnh cần được phẫu thuật tháo mủ (có gây tê). Trường hợp nặng, người bệnh có thể phải nhập viện để gây mê phẫu thuật với trường hợp áp xe rộng và sâu. Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ dùng thuốc giảm đau và kháng sinh. Kháng sinh không nhất thiết phải dùng, nhất là với những người thể trạng khỏe mạnh và sức đề kháng tốt. Kháng sinh nên dùng với trường hợp người bệnh bị tiểu đường hay suy giảm hệ miễn dịch. Người bệnh cần có thời gian để hồi phục sau phẫu thuật. 

Dẫn lưu phẫu thuật là quan trọng, tốt nhất là trước khi áp xe xảy ra. Áp xe bề mặt hậu môn có thể được dẫn lưu với gây tê tại chỗ.

Đôi khi, phẫu thuật rò hậu môn có thể được thực hiện từ 4 - 6 tuần sau khi áp xe được dẫn lưu. Lỗ rò có thể không xuất hiện nhiều tháng hoặc nhiều năm sau áp xe hậu môn. Vì vậy, phẫu thuật lỗ rò thường là một thủ thuật riêng biệt, có thể được thực hiện ở bệnh nhân ngoại trú hoặc nằm viện ngắn ngày.

Có nên ngâm nước muối để chữa bệnh trĩ hay không?

Lời khuyên cho người bệnh là ngâm hậu môn trong bồn tắm nước ấm 3-4 lần/ngày. Làm mềm phân được khuyến nghị để giảm khó chịu của nhu động ruột. Một số người bệnh được khuyên mang gạc hoặc miếng thấm nhỏ để ngăn dịch dẫn lưu làm bẩn quần áo.

Sau khi điều trị thành công bệnh áp xe hậu môn, để dự phòng tái phát cần tuân theo lời khuyên của bác sĩ. Khi phát hiện tình trạng áp xe hậu môn tái phát, bệnh nhân không nên quá lo lắng hoặc sợ hãi, bởi điều đó chỉ khiến bệnh trở nên nặng hơn. Điều đầu tiên bạn cần bình tĩnh và đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và đưa ra cách giải quyết phù hợp.

Ngoài ra, trong quá trình điều trị, người bệnh nên tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ, có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vận động hợp lý để tăng cường miễn dịch và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Theo đó, bệnh áp xe hậu môn sẽ được cải thiện một cách hiệu quả nhất.